Thứ Bảy, 19 tháng 4, 2014

Offline Kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng nhóm



Đúng là sau bao ngày nhớ thầy và có hàng trăm những thắc mắc muốn giải đáp và "chồng chất" những tâm sự thì hôm nay em đã được thỏa lòng khi gặp được thầy giáo của mình tại công viên Cầu Giấy, em cảm ơn thầy, cảm ơn một người anh luôn sát cánh bên em và chỉ dạy cho em rất nhiều điều.Nhất là bài phỏng vấn của em em cứ ngỡ bài ấy là tuyệt cú mèo nhưng rồi em mới nhận ra "lỗ hổng" trong chính những chi tiết nhỏ và buổi hôm nay em đã biết em cần trau rồi gì rồi :
thứ nhất, quy trình tuyển dụng, đào tạo nhân sự.
thứ hai, học lại về cách hoạch định chiến lược.
thứ ba, trau dồi tiếng anh về mảng tuyển dụng
thứ tư, luật lao động cần đọc kỹ
đó là 4 điều cốt yếu mà em cần xem kỹ lại
cuối cùng em cảm ơn cả nhà hôm nay đã đến và tham gia cùng em,cảm ơn thầy giáo và các bạn, cảm ơn địa điểm Cv Cầu Giấy nhiều kỉ niệm hó hí hí và tiếc anh Bùi Yến Thanh hôm nay không đi được làm bạn Vi Thảo bị mưa ướt jhhjjh.


Thành viên Vy Thị Lâm

Thứ Ba, 8 tháng 4, 2014

Ảnh buổi off số 02 - Tổng quan năng lực nhân viên HCNS

Ngày 02-3- 2014 tại My J cafe số 27 ngõ 157 Pháo đài láng nhóm Phát triển bản thân Bình Phạm Văn đã vinh dự được nghe chị Phoeix Thanh Hà - Giám đốc nhân sự - Chuyên gia tư vấn Tổ chức, Nhân sự đến chia sẻ về Khung năng lực của Nhân viên HCNS. Nhóm xin trân trọng cảm ơn sự chia sẻ tận tình của chị Phoenix. Chúc chị luôn trẻ đẹp, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống!

Bức ảnh em chụp trộm nên không được nét lắm ạ.
E cảm ơn chị về những chia sẻ tối hôm qua ạ. 
Công việc của một người làm trong lĩnh vực Quản trị nguồn nhân lực không hề DỄ như mình vẫn tưởng tượng. Nhưng cũng không quá khó đến mức là KHÔNG THỂ làm được. . Các bạn tối qua đi off sau khi nghe chị Hà chia sẻ có nghĩ thế không nhỉ?.
Những nội dung CHÍNH đã được chị Hà chia sẻ bao gồm :
1. Cách giới thiệu về bản thân. Hiểu thế nào là kỹ năng, rèn luyện kỹ năng như thế nào.
2. Một ngày làm việc của nhân viên Nhân sự.
3. Nghiệp vụ /Nhân viên HC-NS phải làm gì?
4. Vai trò của bộ phận nhân sự với tổ chức.
5. Tháp vai trò của nhân sự.
6. Vị trí, chức vụ nhân viên Nhân sự.
7. Một bản mô tả công việc cụ thể của nhân viên Nhân sự.
8. Thách thức khi bắt đầu bước chân vào nghề là những gì?
9. Hành trang nào để khởi nghiệp?
Ngoài ra, chị Hà đã trả lời những thắc mắc của các bạn trong suốt buổi off và thực sự nó rất hữu ích. Nếu có thêm câu hỏi các bạn hãy cứ liên hệ với chị ấy nhé.
Và bài tập về nhà nữa. Hạn làm bài là 24h ngày 9/3/2014 .
Hy vọng những buổi off sau các bạn vẫn sẽ tham gia nhiệt tình.
P/s. Chúng em rất mong muốn Dự án của chị sẽ sớm được triển khai ạ.

Ảnh buổi off số 03 - Kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng

Ngày 22/3/2014 tại lớp tiếng Anh cô Nhung Nina, Nhóm phát triển bản thân Bình Phạm Văn đã có một buổi đào tạo về Kỹ năng phỏng vấn- Một buổi đào tạo hiệu quả, rộn rã tiếng cười và để lại nhiều dấu ấn đối với các thành viên!















Nội dung chương trình các buổi off năm 2014

Năm nay, nhóm sẽ sinh hoạt các chủ đề gì? Đây là lộ trình mà Bình thiết kế dành cho các bạn sinh viên, để các bạn trang bị những kỹ năng cần thiết, để tự tin trên hành trình sự nghiệp của mình ( Nhà mình cùng comment nhé):
1. TRẢ LỜI CÂU HỎI TÔI LÀ AI? TÔI PHÙ HỢP NHẤT VỚI LĨNH VỰC NÀO?
- 01 Buổi chia sẻ về nhận thức bản thân;
- 01 buổi chia sẻ về định hướng nghề nghiệp;
-> Xong 02 buổi này mọi người sẽ nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu, sở thích, sở trường của mình và quan trọng nhất là NGHỀ NÀO PHÙ HỢP NHẤT với mình nhé.
2. BIẾT HƯỚNG ĐI PHÙ HỢP RỒI, GIỜ TÔI CẦN TRANG BỊ NHỮNG HÀNH TRANG GÌ ĐỂ TỰ TIN BƯỚC VÀO CON ĐƯỜNG ĐÓ?
- 01 buổi chia sẻ về Từ điển năng lực, khung năng lực của nhân viên HCNS ( Kiến thức, kỹ năng, thái độ);
- 01 chuỗi chương trình chia sẻ về Kiến thức, thực hành các công việc của một nhân viên HCNS;
- 01 chuỗi chương trình về các Kỹ năng cần thiết cho một nhân viên HCNS, đặc biệt là tiếng Anh;
-> Cầu mong trời đất phù hộ để có thể đào tạo cho các bạn có năng lực bằng một nhân viên HCNS có kinh nghiệm 1- 2 năm;
3. TRANG BỊ HÀNH TRANG RỒI, GIỜ TÔI BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU?
- Kỹ năng viết CV;
- Kỹ năng trả lời phỏng vấn:
- Săn việc;
Nếu có thể sắp xếp, các buổi chia sẻ về hòa nhập môi trường làm việc, tư duy tích cực...( Le Van và Vũ Mạnh Hùng like chủ đề này đúng hem nhỉ ^^);
Bạn Bùi Yến Thanh có ý tưởng chia nhóm thành những người có cùng mục tiêu ngắn hạn, dài hạn nhưng hiện tại nhóm chúng ta chưa nhiều người nên thử để mọi người đồng hành cùng nhau nhỉ?

21-2-2014- Kick off nhóm Phát triển bản thân


Các thành viên nhóm mình toàn Đẹp trai - xinh gái - Nhưng mà ế ^^! . Đây là Bình An Trà Quán số 8 ngõ 36 Trung Hòa nhé cả nhà!






Cảm nhận Kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng - Mận Hoàng


Vui là vui quá, vui đến hôm nay vẫn vui. hjx. Vui vì hôm qua e đã được gặp mặt những "nhà tuyển dụng" nổi tiếng, có nhiều năm kinh nghiệm để cùng trao đổi về chuyên đề phỏng vấn tuyển dụng. Qua buổi off, e đã được nghe những chia sẻ vô cùng bổ ích của các nhà tuyển dụng, đặc biệt là chuyên gia nhân sự Bình Phạm Văn, e nhận biết được cách phỏng vấn của nhà tuyển dụng và phải thật tỉnh trước những câu hỏi lừa. Đặc biệt là e rất vui vì nhờ có buổi off hôm qua, lần đầu tiên e quên đi mình một cô sinh viên năm 3 để đứng ở vị trí của Trưởng phòng nhân sự. wow! cảm giác thật là yomost!
Về cách truyền đạt kết hợp lý thuyết với thực hành như vậy giúp chúng e dễ hình dung thực tế hơn ak.
Và cuối cùng e muốn gửi lời cảm ơn đến tất cả các "nhà tuyển dụng" hôm qua đã bớt chút thời gian để chúng ta có buổi off đó, tiếp theo e xin gửi lời cảm ơn đến chị
Nhung Nina đã cho chúng e mượn phòng, và một người quan trọng e không thể không nhắc đến là anh Phạm Văn Bình ak.thank mọi người rất nhiều 

Cảm nhận Kỹ năng phỏng vấn - Bùi Thơ




Wow ..Hôm nay mạng mới về đến bản (!!!!),e mới có cơ hội chia sẻ vài điều cảm nhận của bản thân em về buổi off nhóm Đào tạo phát triển bản thân,hjhj .
Đối với em ,Buổi off nhóm tối qua thực sự rất vui và ý nghĩa.
Em Thực sự cảm ơn anh Bình Phạm Văn cùng các bạn nhiều lắm .Các bạn đã chia sẻ những kiến thức rất hay và bổ ích về mảng Phỏng vấn và tuyển dụng nhân sự .
Đặc biệt cảm ơn anh Bình với những chia sẻ ko những hay mà còn rất hài hước nữa ạ !:)))))))) .Qua buổi off nhóm em biết thêm được nhiều điều mới mẻ và hữu ích .À quên mất một điều nữa là khả năng ngồi Cafe' của em vẫn cao lắm ạ .Hy vọng rằng sau khi Tầm sư học đạo thì chúng em có thể "Đắc đạo" và không "bị" mời Cafe' ạ .hihi  

Cảm nhận Kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng - Lê Lài


Một ngày đáng nhớ_thứ 7 ngày 22 tháng 03 năm 2014, em được đi và đến với buổi off nhóm đào tạo và phát triển bản thân. Trong khoảng thời gian 3 tiếng đóng vai là 1 trưởng phòng nhân sự, được làm việc cùng với đồng nghiệp về lĩnh vực mình quan tâm, được lắng nghe những kinh nghiệm quý giá của chuyên gia nhân sự Bình Phạm Văn, bản thân em đã không còn một cái nhìn mơ hồ về phỏng vấn tuyển dụng. Cách làm việc thực hành theo nhóm, sự truyền đạt nhiệt tình dễ hiểu của chuyên gia Bình làm cho e rất hứng thú và hi vọng được chờ đón những buổi off tới.
Cho em được gửi lời cám ơn chân thành tới anh Bình phạm văn, các thành viên trong nhóm và chị Nhung Nina( người đã cho chúng e mượn phòng để thực hiện buổi off). thank you very much!!

Cảm nhận kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng - Nguyễn Nga


Trước khi chưa đến buổi off nhóm vào ngày thứ 7 hôm qua, em còn đang rất mơ hồ về những kĩ năng để phỏng vấn tuyển dụng. Qua buổi off nhóm ngày hôm qua, em thấy mình vẫn đang còn thiếu rất nhiều kiến thức, kĩ năng về chuyên ngành. Trong trường em mới chỉ được học, chưa được thực hành thực tế.
Buổi off nhóm đã mang đến cho em nhiều kiến thức, kĩ năng bổ ích về phỏng vấn tuyển dụng. Em rất cẩm ơn anh Bình Phạm Văn đã chia sẻ, hướng đẫn cho chúng em những kĩ năng, kiến thức vô cùng ý nghĩa. và em cám ơn chị Nhung Nina đã cho chung em mượn phòng, để chúng em có buổi off nhóm thật ý ngĩa và bổ ích ak. hihi. 
Cám ơn những chia sẻ quý báu của tất cả các nhà tuyển dụng để chúng ta có buổi of nhóm ý nghĩa

Nguyễn Nga

Nguyễn Thị Uy

Em chào Anh Bình ạ!
Vừa qua em được biết về thông tin Anh lập ra nhóm “đào đạo và phát triển bản thân” thông qua bạn bè học cùng lớp với mục đích:giúp các bạn sinh viên tìm ra định hướng nghề nghiệp,trang bị những kỹ năng để tỏa sáng trên con đường sự nghiệp.với phong cách đơn giản,vui vẻ,sáng tạo..khẩu hiệu “khai phá tiềm năng-phá tan giới hạn-tung bay giữa bầu trời”
Em rất mong muốn được tham gia vào nhóm.Sau đây là thông tin cá nhân, lý do cùng với việc trả lời câu hỏi “Tại sao chúng tôi nên chào đón bạn”.


A.THÔNG TIN CÁ NHÂ N
Họ và tên:
Nguyễn Thị Uy
Ngày sinh
05/12/1993
Trường:
sinh viên năm 3 trường Học Viện Hành Chính Quốc Gia
khoa:
Tổ chức và Quản lý Nhân sự
Nguyên quán:
Quế Võ-Bắc Ninh
SĐT:
01684190650
Email:
uypc.napa@gmail.com
B.
Là một sinh viên em luôn hiểu rằng trong thời kỳ khó khăn như hiện nay thì mình cần phải tranh thủ thời cơ tập hợp,chuẩn bị những gì thị trường cần,chuyên ngành cần,bản thân cần..để từ đó khi ra trường sẽ bùng nổ và phát triển mạnh mẽ.Vì vậy một môi trường hoạt động để đạt được những thứ đó em luôn tìm kiếm và muốn được dấn thân vào.
Em cũng biết được rằng mình có những điểm mạnh gì,điểm yếu ra sao thông qua sự đánh giá của mọi người và bản thân em cảm nhận được em biết được em thích gì,điều em mong muốn tức là việc em đã xác định được em muốn trở thành ai,muốn phát triển kỹ năng gì,muốn đi tới đâu,muốn điều gì xảy ra,muốn chia sẻ điều gì.
Muốn tư duy sắc nhọn thì phải biết đặt mình trong thử thách.Ngoài thử thách trong cuộc sống em nghĩ nếu em được vào nhóm “ đào tạo và phát triển bản thân” sẽ có những thử thách dành cho em. Luôn động viên mình với câu nói “không xấu hổ khi không biết chỉ xấu hổ khi không học”
với con đường em đã chọn và tương lai em đang đi thì có rất nhiều va đập em mong muốn vào nhóm để có những va đập từ đó bản thân đứng vững vàng hơn.
Tại thời điểm này về kiến thức và kỹ năng em chưa có nhiều nhưng trong em luôn có một trái tim nhiệt huyết,đôi bàn tay,chân năng động,cái đầu biết suy nghĩ luôn khát khao và chinh phục cuộc sống.Một tính cách vui vẻ,hòa đồng,lạc quan.Em Thấu hiểu rằng để thành công vượt bậc thì phải biết bỏ qua cái gì và tập trung vào những gì.Trong em luôn giữ tâm thế làm việc với tinh thần cao mọi lúc mọi nơi.
Với cái mục đích,phong cách của nhóm em thấy đây là môi trường em đang cần và tìm để phát triển bản thân.Nếu may mắn được vào em sẽ cống hiến hết mình,không ngừng học hỏi,nghiêm túc hòa đồng cùng nhóm,cùng mọi người phát triển nhóm và cho ra những sản phẩm giá trị lớn...
Rất mong Anh và mọi người trong nhóm sẽ chấp nhận em và luôn thắp lửa cho tinh thần làm việc,học hỏi và hướng tới tương lai của em.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 27 tháng 03 năm 2014.
0h10phut
Người viết
Uy
Nguyễn Thị Uy

Hạ Thu Huyền

Lời đầu tiên xin được gửu lời chào tới anh Phạm Văn Bình và Nhóm “ Đào tạo và phát triển bản thân”… Trước hết, để đi vào bài viết trả lời câu hỏi “ vì sao chúng tôi nên chào đón bạn” em xin phép được xưng “ Tôi” thay vì xưng “ em ” . Cách xưng hô viết trong bài viết sẽ thể hiện được cái mà em muốn truyền tải vì thế mong anh cho phép em được xưng như vậy . Xin chân thành cảm ơn anh và nhóm !


I . Giới thiệu về bản thân
Họ và tên:
HẠ THU HUYỀN
Ngày sinh
05/11/1993
Trường:
sinh viên năm 3 trường Học Viện Hành Chính Quốc Gia
khoa:
Tổ chức và Quản lý Nhân sự
Nguyên quán: TP .Vĩnh yên- Vĩnh phúc 
SDT: 0985.514.652
Email:
hathuhuyennapa@gmail.com
II .Bài Viết : “ Tại sao chúng tôi nên chào đón bạn”
Chủ tịch Apple đã từng nói : “ Hãy cứ khát khao và hãy cứ dại khờ” . Chẳng có số đếm nào cho những nhu cầu và ước muốn, và vì thế khi mình muốn gì thì hãy cứ cố gắng hết sức có thể , không chùn bước và thực hiện nó bằng được . Tôi mang trong mình một động lực vô cùng to lớn đó là trở thành một nhà quản lý nhân sự thật tài ba. Nhà quản lý của thực tế chứ không phải dừng lại ở lý thuyết viển vông. Tôi vẫn luôn ấp ủ ước muốn đó từ khi bước chân vào Học Viện Hành Chính Quốc Gia và theo đuổi khoa “ Tổ chức và quản lý nhân sự” . 
Tôi thực hiện hoài bão của mình bằng một lòng quyết tâm to lớn, bằng việc tìm tòi , nhặt nhạnh kiến thức dù là nhỏ nhất xung quanh, ở bất cứ đâu “có là tôi sẽ nhặt”…. ….Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng , để có thể trở thành một CEO thì học trên lớp, trong sách vở thôi chưa đủ, tôi đi tìm cho mình những chân trời mới, nơi mà sự nhiệt huyết , sức sáng tạo và tính độc lập sẽ được thể hiện. Vừa qua, tôi có biết đến một nhóm rất thú vị và chứa đựng rất nhiều điều để có thể giúp tôi tiến nhanh hơn tới mục đích của mình . Đó là nhóm do anh Phạm Văm Bình tổ chức với tên gọi : “đào đạo và phát triển bản thân” thông qua bạn bè học cùng lớp với mục đích:giúp các bạn sinh viên tìm ra định hướng nghề nghiệp,trang bị những kỹ năng để tỏa sáng trên con đường sự nghiệp.với phong cách đơn giản,vui vẻ,sáng tạo..khẩu hiệu “khai phá tiềm năng-phá tan giới hạn-tung bay giữa bầu trời”
Và tôi biết nơi mà tôi tìm kiếm bấy lâu CHÍNH LÀ ĐÂY ! 
Tôi vô cùng mong muốn được tham gia nhóm , vì tôi biết nếu để mất đi bầu trời , cái nơi mà tôi đã từng đi tìm kiếm thì chắc chắn điều mà tôi ân hạn nhất không phải là không thể trở thành một nhà quản lý giỏi mà là “ MẤT ĐI MỘT CƠ HỘI QUÝ GIÁ” 
Nhưng tôi tin, với lòng quyết tâm, tính ham học hỏi , sự chủ động và độc lập của bản thân, đặc biệt với một động lực thôi thúc sục sôi , rạo rực không nguôi thì chắc hẳn nhóm sẽ cho tôi một cánh cửa bước vào . Biết rằng , tôi còn rất nhiều những nhược điểm cần khắc phục và nhiều kiến thức cần bổ sung nhưng tôi sẽ cố gắng học tập, giao lưu ,cống hiến hết mình tất cả những gì tôi có , cùng các cộng sự thực hiện hoài bão và ước mơ của mình !
“Nếu bạn sống mỗi ngày như thể đó là ngày cuối cùng của cuộc đời, một ngày nào đó, bạn sẽ đúng.” Tôi rất ấn tượng với câu nói này , mỗi ngày tôi sống như một ngày chưa từng được sống, và tôi sẽ đem điều đó đến với nhóm , sống cùng nhóm như điều mà tôi đã đặt ra “ SỐNG NHƯ CHƯA TỪNG ĐƯỢC SỐNG” ! “ HÃY CỨ KHÁT KHAO VÀ HÃY CỨ DẠI KHỜ”
Một lần nữa rất mong nhóm sẽ tạo điều kiện và cho tôi một cơ hôi để có thể thử sức và cống hiến hết mình , đồng thời thắp lửa cho mục tiêu tương lai của tôi
Xin chân thành cảm ơn !

Quỳnh Mai

Xin chào các thành viên trong nhóm “ Đào tạo và phát triển bản thân Bình Văn” !
Vì trong nhóm có rất các thành viên với độ tuổi, thứ bậc khác nhau nên cho phép em/mình xin được xưng với ngôi “tôi” để có thể chia sẻ một cách tự nhiên nhất lý giải câu hỏi “Tại sao chúng tôi nên chào đón bạn tham gia nhóm?”
Đầu tiên là một vài nét về bản thân của tôi:
- Họ và tên: Phan Thị Quỳnh Mai.
- Ngày sinh: 17/9/1993.
- Chuyên ngành học: Quản trị nhân lực, khoa Quản lý lao động, trường Đại học Lao động – Xã hội.
- Thành viên CLB Kỹ năng nhân sự, trường Đại học Lao động –Xã hội (HRS.ULSA)
- SĐT: 01675816546 | Email: quynhmaiquanly@gmail.com.
Skype: phan.quynhmai | Blog: quynhmaiquanly.wordpress.com
- Tính cách:
+ Cung Hoàng đạo: Xử Nữ
+ Trắc nghiệm tính cách : thuộc nhóm C trong DISC.



Tiếp theo, vì sao tôi mong muốn ra nhập nhóm:
Trước hết, về phía cá nhân, xét một cách toàn diện tôi là một đứa sinh viên không có gì xuất chúng, thậm chí bản thân tôi khi còn là sinh viên năm 1, năm 2 đã luôn nghĩ rằng “học sẽ chỉ học”, mang sách đến lớp, tan học đi về, ra trường nhận bằng, không biết mình làm gì trong tương lai. Chỉ đến khi trở thành thành viên và tham gia các hoạt động tại CLB HRS.ULSA, đi sâu tìm hiểu kỹ hơn về ngành học, kiến thức của ngành, tôi mới hiểu rằng việc ai đó tìm thấy đam mê của mình quan trọng đến nhường nào. Mỗi người có một niềm đam mê khác nhau, còn với tôi niềm đam mê chính là phát triển tối đa tiềm năng của bản thân ngành mình học và nghề mình sẽ làm trong tương lai – Nhân sự. Tìm thấy đam mê chỉ là khởi đầu để thắp lên ngọn lửa ý nghĩa trong cuộc sống của bạn nhưng để duy trì nó, bạn phải biết “theo đuổi đam mê”. Khi còn là đứa sinh viên thiếu tính định hướng, tôi đã ngớ ngẩn đến mức search nguyên cụm từ “đam mê là gì” trên Google, đọc được một bài viết “Solving Gen Y's Passion Problem” (hướng đến vấn đề theo đuổi đam mê cho thế hệ 9x, 10x tại Mỹ) trong đó có kết luận của bài viết “ “Follow your passion” is an inspiring slogan ..... We don’t need slogans, we need information — concrete, evidence-based observations about how people really end up loving what they do”. Ngay thời điểm đọc xong bài viết, tôi không ấn tượng gì nhiều nhưng đến bây giờ mới thực sự hiểu được rằng sẽ là một khẩu hiệu đầy cảm hứng khi ai đó nói “hãy theo đuổi đam mê của bạn” nhưng khẩu hiệu đó chỉ truyền cảm hứng cho những ai có những hành động cụ thể, xác thực về những gì bạn phải làm để chứng tỏ đam mê của họ.
Do vậy để duy trì niềm đam mê của mình, tôi đã chọn cách thức hành động, đặt chân trần xuống hiện thực, không lơ lửng trên cái không tưởng, sẽ học hỏi ở bất kỳ nơi nào khi có cơ hội và phù hợp với mục tiêu của bản thân.
Thứ hai, về phương châm hoạt động của nhóm “với mong muốn giúp các bạn sinh viên tìm ra ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP và TRANG BỊ những KỸ NĂNG để tỏa sáng trên con đường sự nghiệp, Bình lập ra nhóm này để đăng các bài viết mang phong cách ĐƠN GIẢN, VUI VẺ, SÁNG TẠO và trả lời các câu hỏi thắc mắc liên quan đến Định hướng nghề nghiệp và kỹ năng mềm nhằm hỗ trợ các bạn một cách tốt nhất. "Khai phá tiềm năng - phá tan giới hạn - tung bay giữa bầu trời" là điều Bình mong ước các bạn làm được qua sự hỗ trợ, giúp đỡ của Bình.” hoàn toàn phù hợp với cá nhân tôi – một sinh viên còn thiếu rất nhiều kỹ năng, kiến thức về nghề.
Thứ ba, thành viên trong nhóm gồm các bạn sinh viên ham học hỏi, đều có chung một mong muốn phát triển tối đa tiềm năng của bản thân cùng sự giúp đỡ từ các anh chị có nhiều kinh nghiệm, đây là môi trường tốt để tôi được giao lưu, học hỏi kiến thức, rèn luyện kỹ năng, thái độ sống và hơn hết thực hiện đam mê của mình.
Từ những lý do trên, tôi xin trả lời cho câu hỏi “Vì sao nhóm chúng tôi nên chào đón bạn?”
Thứ nhất, vì tôi là một người tìm thấy đam mê, mong muốn duy trì và phát triển đam mê nhưng thiếu rất nhiều công cụ để thực hiện. Cơ hội được học tập tại nhóm cùng sự nỗ lực bản thân sẽ giúp tôi làm điều này.
Thứ hai, nhóm gồm các thành viên có cùng chung mục tiêu “Khai phá tiềm năng - phá tan giới hạn - tung bay giữa bầu trời”, tuy nhiên để phát triển nhóm cần những con người nỗ lực hết mình vì mục tiêu chung, tôi cũng có cùng mong muốn đó.
Thứ ba, tôi là người có tinh thần trách nhiệm cao, ham học hỏi, nếu trở thành thành viên của nhóm, tôi sẽ nỗ lực hết khả năng của bản thân để đóng góp vào hoạt động của nhóm.
Trước tôi đã có nhiều sinh viên có những bài viết bày tỏ suy nghĩ cá nhân với câu hỏi trên, điều này cũng tạo một áp lực vô hình cho tôi, nhưng tôi có động lực nhiều hơn khi nhận được lời khuyên của anh Bình “đừng phụ thuộc, học theo cách viết của các bạn. Nếu em là học sinh lớp 1 thì hãy viết như học sinh lớp 1, quan trọng nhất là thể hiện đúng cách viết của em, con người em”. Bởi vậy tôi đã trả lời cho câu hỏi bằng thái độ cầu thị, mong muốn được học hỏi.
Tôi hi vọng nhận được sự góp ý từ các thành viên trong nhóm và trong một thời gian không xa sẽ được trở thành thành viên của nhóm, được học tập và trải nghiệm với những con người đã, đang và sẽ theo đuổi đam mê của mình. Xin cảm ơn các thành viên!

Phát triển bản thân - Phạm Văn Bình

Với mong muốn giúp các bạn sinh viên tìm ra ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP và TRANG BỊ những KỸ NĂNG để tỏa sáng trên con đường sự nghiệp, Bình lập ra nhóm này để đăng các bài viết mang phong cách ĐƠN GIẢN, VUI VẺ, SÁNG TẠO và trả lời các câu hỏi thắc mắc liên quan đến Định hướng nghề nghiệp và kỹ năng mềm nhằm hỗ trợ các bạn một cách tốt nhất.

"Khai phá tiềm năng - phá tan giới hạn - tung bay giữa bầu trời" là điều Bình mong ước các bạn làm được qua sự hỗ trợ, giúp đỡ của Bình


Top 10 Kỹ năng “mềm” để sống học tập và làm việc hiệu quả

Người gửi: Phan Quốc Việt

Năm nào nước ta cũng có rất nhiều giải vàng, giải bạc quốc tế - điều mà nhiều nước trong khu vực phải ghen tị. Nhưng mỗi khi nói về năng lực của lao động VN thì chắc chắn chúng ta dừng ở một vị trí đáng buồn. Tại sao lại thế? Rõ ràng là có một khoảng hẫng hụt lớn giữa cái được dạy và nhu cầu xã hội, thực tế sản xuất kinh doanh.

Trong hội nghị với bộ Đại học, UNESCO đề xướng mục đích học tập: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Trường học chúng ta hiện đang nặng về học để biết, nghĩa là chỉ đạt được một trong bốn mục tiêu của UNESCO.

Ngân hàng Thế giới gọi thế kỷ 21 là kỷ nguyên của kinh tế dựa vào kỹ năng - Skills Based Economy (http://www.librarything.com/work/5395375). Năng lực của  con người được đánh giá trên cả 3 khía cạnh: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Các nhà khoa học thế giới cho rằng: để thành đạt trong cuộc sống thì kỹ năng mềm (trí tuệ cảm xúc) chiếm 85%, kỹ năng cứng (trí tuệ logic) chỉ chiếm 15% (http://www.softskillsinstitution.com/faq.htm).

Chúng ta đã bước vào thế kỷ 21 đã 10 năm, thế mà chương trình đào tạo và việc đánh giá năng lực của học sinh, sinh viên vẫn dựa chủ yếu vào kiến thức. Peter M. Senge nói “Vũ khí cạnh tranh mạnh nhất là học nhanh hơn đối thủ”. Rõ ràng muốn tăng cường năng lực cạnh tranh chúng ta không những phải học nhanh mà phải học đúng.

Ngày xưa, nhà trường là nơi duy nhất để ta có thể tiếp cận với kiến thức. Thế giới ngày càng phẳng hơn, nhờ internet mọi người đều có thể tiếp cận được thông tin, dữ liệu một cách bình đẳng, mọi lúc, mọi nơi. Kiến thức ngày càng nhiều và từ việc có kiến thức đến thực hiện một công việc để có kết quả cụ thể không phải chỉ có kiến thức là được. Từ biết đến hiểu, đến làm việc chuyên nghiệp với năng suất cao là một khoảng cách rất lớn. Vậy câu hỏi đặt ra là: “Kỹ năng nào là cần thiết cho mỗi con người để thành công trong công việc và cuộc sống?”

Tại Mỹ, Bộ Lao động Mỹ (The U.S. Department of Labor) cùng Hiệp hội Đào tạo và Phát triển Mỹ (The American Society of Training and Development) gần đây đã thực hiện một cuộc nghiên cứu về các kỹ năng cơ bản trong công việc. Kết luận được đưa ra là có 13 kỹ năng cơ bản cần thiết để thành công trong công việc:

1.      Kỹ năng học và tự học (learning to learn)
2.      Kỹ năng lắng nghe (Listening skills)
3.      Kỹ năng thuyết trình (Oral communication skills)
4.      Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills)
5.      Kỹ năng tư duy sáng tạo (Creative thinking skills)
6.      Kỹ năng quản lý bản thân và tinh thần tự tôn (Self esteem)
7.      Kỹ năng đặt mục tiêu/ tạo động lực làm việc (Goal setting/ motivation skills)
8.      Kỹ năng phát triển cá nhân và sự nghiệp (Personal and career development skills)
9.      Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ (Interpersonal skills)
10.  Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork)
11.  Kỹ năng đàm phán (Negotiation skills)
12.  Kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả (Organizational effectiveness)
13.  Kỹ năng lãnh đạo bản thân (Leadership skills)

Năm 1989, Bộ Lao động Mỹ cũng đã thành lập một Ủy ban Thư ký về Rèn luyện các Kỹ năng Cần thiết (The Secretary’s Commission on Achieving Necessary Skills - SCANS). Thành viên của ủy ban này đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, kinh doanh, doanh nhân, người lao động, công chức… nhằm mục đích “thúc đẩy nền kinh tế bằng nguồn lao động kỹ năng cao và công việc thu nhập cao”. (http://wdr.doleta.gov/SCANS/)

Tại Úc, Hội đồng Kinh doanh Úc (The Business Council of Australia - BCA) và Phòng thương mại và công nghiệp Úc (the Australian Chamber of Commerce and Industry - ACCI) với sự bảo trợ của Bộ Giáo dục, Đào tạo và Khoa học (the Department of Education, Science and Training - DEST) và Hội đồng giáo dục quốc gia Úc (the Australian National Training Authority - ANTA) đã xuất bản cuốn “Kỹ năng hành nghề cho tương lai” (năm 2002). Cuốn sách cho thấy các kỹ năng và kiến thức mà người sử dụng lao động yêu cầu bắt buộc phải có. Kỹ năng hành nghề (employability skills) là các kỹ năng cần thiết không chỉ để có được việc làm mà còn để tiến bộ trong tổ chức thông qua việc phát huy tiềm năng cá nhân và đóng góp vào định hướng chiến lược của tổ chức. Các kỹ năng hành nghề bao gồm có 8 kỹ năng như sau:

1.      Kỹ năng giao tiếp (Communication skills)
2.      Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork skills)
3.      Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills)
4.      Kỹ năng sáng tạo và mạo hiểm (Initiative and enterprise skills)
5.      Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc (Planning and organising skills)
6.      Kỹ năng quản lý bản thân (Self-management skills)
7.      Kỹ năng học tập (Learning skills)
8.      Kỹ năng công nghệ (Technology skills)
(Nguồn: http://www.acci.asn.au/text_files/issues_papers/Employ_Educ/ee21.pdf)

Chính phủ Canada cũng có một bộ phụ trách về việc phát triển kỹ năng cho người lao động. Bộ Phát triển Nguồn Nhân lực và Kỹ năng Canada (Human Resources and Skills Development Canada - HRSDC) có nhiệm vụ xây dựng nguồn nhân lực mạnh và có năng lực cạnh tranh, giúp người Canada nâng cao năng lực ra quyết định và năng suất làm việc để nâng cao chất lượng cuộc sống. Bộ này cũng có những nghiên cứu để đưa ra danh sách các kỹ năng cần thiết đối với người lao động. Conference Board of Canada là một tổ chức phi lợi nhuận của Canada dành riêng cho nghiên cứu và phân tích các xu hướng kinh tế, cũng như năng lực hoạt động các tổ chức và các vấn đề chính sách công cộng. Tổ chức này cũng đã có nghiên cứu và đưa ra danh sách các kỹ năng hành nghề cho thế kỷ 21 (Employability Skills 2000+) bao gồm cá kỹ năng như:

1.      Kỹ năng giao tiếp (Communication)
2.      Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving)
3.      Kỹ năng tư duy và hành vi tích cực (Positive attitudes and behaviours)
4.      Kỹ năng thích ứng (Adaptability)
5.      Kỹ năng làm việc với con người (Working with others)
6.      Kỹ năng nghiên cứu khoa học, công nghệ và toán (Science, technology and mathematics skills)
(Nguồn: http://www.dest.gov.au/NR/rdonlyres/4E332FD9-B268-443D-866C-621D02265C3A/2212/final_report.pdf)

Chính phủ Anh cũng có cơ quan chuyên trách về phát triển kỹ năng cho người lao động. Bộ Đổi mới, Đại học và Kỹ năng được chính chủ thành lập từ ngày 28/6/2007, đến tháng 6/2009 thì được ghép với Bộ Kinh tế, Doanh nghiệp và Đổi mới Pháp chế để tạo nên bộ mới là Bộ Kinh tế, Đổi mới và Kỹ năng. Bộ này chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến việc học tập của người lớn, một phần của giáo dục nâng cao, kỹ năng, khoa học và đổi mới. (Nguồn: http://www.dius.gov.uk/). Cơ quan chứng nhận chương trình và tiêu chuẩn (Qualification and Curriculum Authority) cũng đưa ra danh sách các kỹ năng quan trọng bao gồm:

1.      Kỹ năng tính toán (Application of number)
2.      Kỹ năng giao tiếp (Communication)
3.      Kỹ năng tự học và nâng cao năng lực cá nhân (Improving own learning and performance)
4.      Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (Information and communication technology)
5.      Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving)
6.      Kỹ năng làm việc với con người (Working with others)

Chính phủ Singapore có Cục phát triển lao động WDA (Workforce Development Agency) WDA đã thiết lập hệ thống các kỹ năng hành nghề ESS (Singapore Employability Skills System) gồm 10 kỹ năng (http://wsq.wda.gov.sg/GenericSkills/):

1.      Kỹ năng công sở và tính toán (Workplace literacy & numeracy)
2.      Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (Information & communications technology)
3.      Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định (Problem solving & decision making)
4.      Kỹ năng sáng tạo và mạo hiểm (Initiative & enterprise)
5.      Kỹ năng giao tiếp và quản lý quan hệ (Communication & relationship management)
6.      Kỹ năng học tập suốt đời (Lifelong learning)
7.      Kỹ năng tư duy mở toàn cầu (Global mindset)
8.      Kỹ năng tự quản lý bản thân (Self-management)
9.      Kỹ năng tổ chức công việc (Workplace-related life skills)
10.  Kỹ năng an toàn lao động và vệ sinh sức khỏe (Health & workplace safety).

Trong WDA còn có Trung tâm kỹ năng hành nghề (The Centre for Employability Skills (CES)) để đánh giá hệ và hỗ trợ đào tạo kỹ năng.

Ở VN, các kỹ năng chưa được chú trọng trong hệ thống giáo dục cũng như trong cuộc sống. Hình như nền giáo dục của chúng ta đang dựa trên một giả định “người ta biết thì người ta sẽ làm được”. Và vì vậy họ cứ cố dạy cho học sinh, sinh viên thật nhiều kiến thức hòng làm được việc khi ra trường. Nhưng thực tế đâu có vậy, từ biết đến hiểu là một khoảng cách rất xa, và từ hiểu đến làm việc chuyên nghiệp với năng suất cao là một khoảng cách còn xa hơn nữa. Điều này dẫn đến một thực trạng là sinh viên khi ra trường  biết nhiều kiến thức nhưng lại không có khả năng làm việc cụ thể. Chỉ vài năm gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng mới nhắc nhiều đến cụm từ “kỹ năng” và “kỹ năng mềm”.

Kỹ năng là khả năng thực hiện một công việc nhất định, trong một hoàn cảnh, điều kiện nhất định, đạt được một chỉ tiêu nhất định. Các kỹ năng có thể là kỹ năng nghề nghiệp (các kỹ năng kỹ thuật cụ thể như hàn, tiện, đánh máy, lái xe, lãnh đạo, quản lý, giám sát…) và kỹ năng sống (các kỹ năng giao tiếp, ứng xử, tư duy, giải quyết xung đột, hợp tác, chia sẻ…). Mỗi người học nghề khác nhau thì có các kỹ năng khác nhau nhưng các kỹ năng sống là các kỹ năng cơ bản thì bất cứ ai làm nghề gì cũng cần phải có.

Chúng ta tự hào về nguồn lao động dồi dào. Nhưng đó mới chỉ là số lượng. Chất lượng lao động mới là vấn đề đáng bàn. Theo bà Nguyễn Thị Hằng (nguyên Bộ trưởng Bộ LĐ, TB & XH, Chủ tịch hội dạy nghề VN), hiện nay, Việt Nam còn đến hơn 50% lao động trong tổng số hơn 10 triệu lao động chưa qua đào tạo cơ bản chính quy, mà chủ yếu là vừa học vừa làm hoặc làm những công việc đơn giản. Điều đó cho chúng ta thấy bức tranh tổng thể về kỹ năng nghề nghiệp của lực lượng lao động không có gì là sáng sủa cho lắm và còn nhiều việc phải làm để có một bức tranh tươi sáng hơn. Điều tối thiểu phải biết (nhưng lại không phải ai cũng biết), là xã hội bây giờ sử dụng sản phẩm dùng được, chứ không sử dụng khả năng hay bằng cấp của con người. Anh không có kỹ năng đánh máy, thì có thuộc lòng 10 quyển sách về Microsoft Office cũng vô nghĩa. Anh không thiết kế nổi một cái nhà bình thường 3 tầng, thì có tốt nghiệp xuất sắc trường Kiến trúc cũng vô nghĩa.

Tổng hợp các nghiên cứu của các nước và thực tế VN, 10 kỹ năng sau là căn bản và quan trọng hàng đầu cho người lao động trong thời đại ngày nay:

1.      Kỹ năng học và tự học (Learning to learn)
2.      Kỹ năng lãnh đạo bản thân và hình ảnh cá nhân (Self leadership & Personal branding)
3.      Kỹ năng tư duy sáng tạo và mạo hiểm (Initiative and enterprise skills)
4.      Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc (Planning and organising skills)
5.      Kỹ năng lắng nghe (Listening skills)
6.      Kỹ năng thuyết trình (Presentation skills)
7.      Kỹ năng giao tiếp và ứng xử (Interpersonal skills)
8.      Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills)
9.      Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork)
10.  Kỹ năng đàm phán (Negotiation skills)

Như vậy ngoài những kiến thức chuyên môn, người lao động cần phải được trang bị thêm các kỹ năng hành nghề để đảm bảo có được việc làm mà còn để tiến bộ trong tổ chức thông qua việc phát huy tiềm năng cá nhân và đóng góp vào định hướng chiến lược của tổ chức góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Lâu nay chúng ta chỉ nghĩ đến xuất khẩu lao động, nhưng một thực tế mới đang thách đố người lao động VN là trong thời kỳ khủng hoảng người nước ngoài đang đến tranh chỗ làm việc của ta. Chúng ta có thể bị thua ngay trên sân nhà.

Rõ ràng 10 kỹ năng mềm thiết yếu này không những chỉ giúp người lao động nâng cao năng suất, hiệu quả công việc mà thực chất là giúp ích rất nhiều trong mọi khía cạch cuộc sống ở gia đình ngoài xã hội tại công sở, nâng cao đáng kể chất lượng cuộc sống và văn hóa xã hội, góp phần thay đổi diện mạo con người VN.

Học hỏi kinh nghiệm từ các nước công nghiệp tiên tiến, nhà nước cần phải xây dựng một  chương trình quốc gia về kỹ năng mềm, thành lập một cơ quan chuyên trách xây dựng hệ thống kỹ năng, đào tạo và giám sát chất lượng năng lực của lực lượng lao động. Chúng ta đã bước vào kỷ nguyên kinh tế tri thức. Trong kỷ nguyên kinh tế tri thức thì nguồn vốn con người là quan trọng nhất. “Không thể giải quyết vấn đề mới bằng chuẩn mực cũ” Không thể ngồi hô hào về cải cách giáo dục mà phải có biện pháp cụ thể để nâng cao năng lực của mỗi người dân, nâng cao năng lực cạnh tranh của VN.